Asset Publisher Asset Publisher

Triển vọng mô hình cây dược liệu cát sâm trên đất Sơn Động

|
Views:
Font size: A- A A+
Đọc bài viết

(SĐĐT) - Từ diện tích đất trồng rừng kinh tế và dưới tán rừng tự nhiên, gia đình bà Nguyễn Thị Thanh (SN 1960), thôn Rõng, xã An Lạc, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã mạnh dạn trồng hàng trục ha cây dược liệu (Cát sâm).

Từng là công nhân lâm nghiệp về hưu, bà Thanh đã có tuổi đời gắn bó với núi rừng từ nhỏ. Thường ngày thấy người dân lên rừng khai thác lâm sản phụ, trong đó có củ cát sâm, bà đã lên rừng lấy hạt về trồng thử vài góc dưới tán vườn tạp, sau vài năm thấy cây phát triển tốt cho củ sai, nhiều tinh bột, bán tiền triệu.

Bà Nguyễn Thị Thanh bên vườn cây dược liệu cát sâm.

Năm 2017, với số tiền 600 triệu đồng bà Thanh đầu tư mua 3 vạn cây giống cát sâm về trồng trên diện tích 3 ha đất trồng keo. Ban đầu mọi người đều lo ngại cho gia đình bởi đây là một loại cây dược liệu mới chưa ai trồng chỉ mọc tự nhiên ở trên rừng và không biết hiệu quả trồng ra sao. Thế nhưng qua tìm hiểu thị trường được biết cây cát sâm là một loại dược liệu quý có thể mang lại hiệu quả kinh tế hơn trồng cây keo.

Chỉ sau 2 năm trồng, cây cát sâm đã cho ra hoa và cho thu hoạch quả lấy hạt ươm giống. Bà Thanh cho biết: Cây cát sâm là cây dây leo gỗ, dễ trồng, không sâu bệnh, một năm làm cỏ 2 lần và bón phân. Mới đây, gia đình khai thử vài gốc, mỗi gốc thu được gần 2 kg củ. Như vậy, sau 1 chu kỳ trồng 5 năm cho năng suất từ 15 đến 20 tấn/ha. Với giá bán khoảng 100- 130 ngìn đồng/1kg thì doanh thu mỗi năm đạt 520 triệu đồng.

Nhận thấy cây có tiềm năng, toàn bộ phần thân, lá đều thu hoạch để chế biến trà uống, quả sâm già lấy hạt ươm cây giống, củ cát sâm chứa nhiều thành phần dược tính cao. Năm 2019 và 2020, bà Thanh đã trồng thêm 7 ha, nâng tổng số lên 10 ha theo chu kỳ thai thác.

Một năm hai lần thuê nhân công bón phân và vun góc.

Theo bà Thanh, hiện nay thị trường tiêu thụ loại dược liệu quý này rất rộng mở. Các công ty dược, nhà sản xuất trong nước có nhu cầu cao. Xác định sản xuất thành vùng dược liệu lớn, đầu ra là rất quan trọng, bà Thanh đã thành lập Công ty TNHH lâm nghiệp Thanh Phương, gồm 3 thành viên, do bà làm giám đốc, đồng thời liên kết với Viện nghiên cứu ứng dụng Đông Nam dược và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng Arisp-CHC (Hà Nội) ký hợp đồng trồng và bao tiêu sản phẩm.

Mùa hoa cây cát sâm từ tháng 7-9 và mùa quả tháng 10-12 hàng năm.

Vừa trồng vừa học hỏi kinh nghiệm, bà Thanh đã làm chủ được kỹ thuật và ươm được cây giống để cung cấp ra thị trường. Không những sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, bà còn vận động và kết nối cung cấp giống cho người dân và đứng ra nhận bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Hiện bà Thanh đã chuẩn bị hơn 10 vạn cây giống liên kết với các hộ dân trên địa bàn huyện chuẩn bị trồng khoảng 20 ha nữa, đồng thời chuẩn bị xây dựng nhà xưởng để chế biến thô từ cây dược liệu này.

Với lợi thế về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, mô hình trồng cây dược liệu cát sâm của gia đình bà Nguyễn Thị Thanh đang hứa hẹn mở ra cơ hội làm giàu, góp phần bảo tồn và phát triển cây dược liệu quí.

Xuân Thoả- Trần Chung

Thứ hai, 20/05/2024

 

Slider ảnh Slider ảnh

User Online: 19,101
Total visited in day: 162
Total visited in Week: 4,976
Total visited in month: 145,451
Total visited in year: 994,780
Total visited: 6,595,264