Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Đoàn cán bộ, học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị K70.A09 nghiên cứu thực tế tại Sơn Động

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

(SĐĐT) - Chiều 23/4, đoàn cán bộ, học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị hệ tập trung K70.A09 (Học viện Chính trị khu vực I Hà Nội) đi nghiên cứu thực tế và có buổi làm việc với UBND huyện Sơn Động (Bắc Giang) về công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá các dân tộc thiểu số.

Dự buổi làm việc có các đồng chí Hoàng Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện; Chu Thị Toan, Phó Chủ tịch Thường HĐND huyện; Lê Đức Thắng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện; diện lãnh đạo một số sở, đơn vị liên quan. Về phía Học viện Chính trị khu vực I có Tiến sĩ Triệu Quang Minh, Phó trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị khu vực I, trưởng đoàn và 39 học viên.

Các đồng chí lãnh đạo huyện tặng bức tranh Tây Yên Tử cho đoàn cán bộ, học viên, Học viện Chính trị khu vực I.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND huyện Hoàng Văn Trọng thông tin nhanh về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc thiểu số huyện Sơn Động gắn với phát triển kinh tế, du lịch bền vững của địa phương. Sơn Động có 30 thành phần DTTS cùng chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Chí…Đồng bào DTTS chiếm gần 60%, lưu giữ được nhiều phong tục độc đáo, đa dạng, phong phú nhiều màu sắc.

Đồng chí Hoàng Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện thông tin nhanh về công tác bảo tồn bẳn sắc văn hoá và du lịch.

Thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/HU của BTV Huyện ủy, Kế hoạch xây dựng thôn văn hóa gắn với du lịch cộng đồng, Kế hoạch bảo tồn di sản văn hoá các dân tộc giai đoại 2021-2025, tầm nhìn đến 2030. Từ 2020 đến nay, Sơn Động bảo tồn, tôn tạo 17 di tịch lịch sử văn hoá,13 lớp truyền dạy văn hóa phi vật thể các dân tộc; phục dựng các nghi lễ, đám cưới của các dân tộc Dao, Cao Lan, Tày… phục dựng hội hát Sình ca của người Cao Lan; nghệ thuật hóa lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Dao. Duy trì hội hát Then - đàn Tính (dân tộc Tày), hát Sloong hao (dân tộc Nùng), múa Tắc Xình (dân tộc Sán Chí); lễ hội xuống đồng, lễ cầu mùa (dân tộc Dao, Tày).

Các học viên lớp Cao cấp lý luận chính trị, Học viện Chính trị khu vực I dự buổi làm việc.

Xác định, văn hóa đặc sắc của vùng đồng bào DTTS là nguồn lực phát triển du lịch tâm linh, sinh thái, huyện xây dựng không gian văn hóa ở các điểm du lịch cộng đồng tại thôn Nà Ó (xã An Lạc); bản Mậu (thị trấn Tây Yên Tử); bản Nà Hin (xã Vân Sơn)…

Đặc biệt, huyện có Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử ngày càng được đông đảo du khách trong nước và quốc tế biết đến là nơi tham quan, hành hương lý tưởng. Theo thống kế, hàng năm có đến gần 1 triệu lượt khách nội địa và gần 5.000 du khách nước ngoài tìm đến khám phá Tây Yên Tử là con đường hoằng dương Phật pháp của Phật Hoàng Trần Nhân Tông. Cùng với đó, Sơn Động có điểm du lịch sinh thái Khe Rỗ, Đồng Cao cũng là điểm checkin thu hút nhiều du khách.

Mặc dù, Sơn Động có nhiều bản sắc văn hoá đa dạng và phong phú, nhưng Sơn Động vẫn là huyện nghèo, khó khăn của tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 15%.

Tiến sĩ Triệu Quang Minh, Phó trưởng khoa Văn hóa và Phát triển, Học viện Chính trị khu vực I trao đổi tại buổi làm việc.

Tại buổi làm việc, Tiến sĩ Triệu Quang Minh ghi nhận và đánh giá cao về tiền năng, lợi thế của Sơn Động, qua tìm hiểu thực tế và trao đổi giúp cho các học viên hiểu rõ hơn về cơ chế chính sách; công tác xã hội hóa trong công tác bảo tồn; quảng bá văn hóa và thu hút các nhà đầu tư trên lĩnh vực văn hóa để phát triển du lịch; chính sách marketing văn hóa, truyền thông văn hóa, giáo dục văn hóa trong giai đoạn hiện nay…

Trước đó, đoàn đi thăm tìm hiểu thực tế tại Khu du lịch tâm linh- sinh thái Tây Yên Tử.

Tin, ảnh: Xuân Thoả

Thứ bảy, 04/05/2024

BẢN ĐỒ BẢN ĐỒ

 

TRUYỀN THANH SƠN ĐỘNG TRUYỀN THANH SƠN ĐỘNG

Slider ảnh Slider ảnh

THÔNG TIN TRỢ GIÚP THÔNG TIN TRỢ GIÚP

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 9,016
Tổng số trong ngày: 5,066
Tổng số trong tuần: 62,254
Tổng số trong tháng: 24,823
Tổng số trong năm: 874,152
Tổng số truy cập: 6,474,636