Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Các dân tộc thiểu số huyện Sơn Động: Đoàn kết, đổi mới cùng phát triển

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

(BGĐT) - Được thụ hưởng một số chương trình, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, các dân tộc thiểu số huyện Sơn Động (Bắc Giang) luôn chung sức, đồng lòng phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo, giữ gìn bản sắc văn hoá.

Đồng bào các dân tộc huyện Sơn Động đoàn kết chung tay xây dựng cuộc sống mới. Ảnh: Việt Hưng

Ưu tiên nguồn lực đầu tư.

Sơn Động là huyện vùng cao duy nhất của tỉnh, có 14 dân tộc chung sống. Đồng bào dân tộc thiểu số cư trú tại 100% thôn, bản, khu dân cư, trong đó dân tộc Tày có hơn 16.500 người, Nùng 6.805 người, Cao Lan 6.510 người, Dao hơn 3.700 người, Sán Chí gần 3.600 người, Hoa 1.247 người. Ngoài ra, trong huyện còn có bà con người Mường, Khơ Me, Thái, Sán Dìu, Khơ Mú… 

Thực hiện Nghị quyết đại hội Đảng các cấp và Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện lần thứ I (năm 2009), Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Sơn Động đã ban hành nhiều nghị quyết, kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo phát triển KT-XH nói chung và công tác dân tộc nói riêng. 

Nhờ có sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, người dân Sơn Động đã được thụ hưởng các chương trình, chính sách bảo đảm an sinh xã hội. Giai đoạn 2009 - 2013, toàn huyện được đầu tư 227,3 tỷ đồng từ Chương trình 30a của Chính phủ. 

Nguồn kinh phí hỗ trợ đã được huyện ưu tiên bố trí xây dựng, cải tạo hệ thống giao thông, thuỷ lợi, cấp nước sinh hoạt tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn. Sản xuất nông, lâm nghiệp vùng đồng bào dân tộc thiểu số có chuyển biến tích cực. Những giống cây trồng, vật nuôi năng suất cao từng bước được nhân rộng. 

Trên địa bàn có một số hộ dân tộc thiểu số sản xuất, kinh doanh giỏi, tiêu biểu như gia đình: Ông Bàn Vũ Quyền, dân tộc Dao ở xã Dương Hưu; ông Hoàng Văn Huân, dân tộc Tày ở xã An Bá; ông Lã Văn Quang, dân tộc Tày ở xã Yên Định.

Từ trước đến nay, toàn huyện có 8 dự án đầu tư đi vào hoạt động, tổng nguồn vốn thực hiện gần 1 nghìn tỷ đồng, Những dự án khai thác khoáng sản, nhiệt điện, may, chế biến lâm sản quy mô lớn đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Hệ thống chợ trung tâm huyện, trung tâm cụm xã  được đầu tư, nâng cấp, góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hoá, mở rộng giao lưu, tiêu thụ nông sản. 

Bản sắc văn hoá các dân tộc được giữ gìn, thông qua việc bảo tồn nhiều hiện vật có giá trị văn hóa, lịch sử được lưu truyền qua nhiều thế hệ như: Dụng cụ lao động sản xuất, trang phục, đồ dùng trong sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trên toàn huyện. Nhiều lễ hội truyền thống của cộng đồng các dân tộc được phát huy như: Ngày hội Văn hóa - Thể thao các dân tộc, hội hát Soong hao của dân tộc Nùng, hội hát then, đàn tính của dân tộc Tày, hát sình ca của dân tộc Cao Lan, Lễ cấp sắc của dân tộc Dao… 

Cùng đó, cấp uỷ, chính quyền, các đoàn thể trong huyện đã chú trọng củng cố bộ máy làm công tác dân tộc, phát huy vai trò người uy tín vùng dân tộc thiểu số trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giữ vững thế trận an ninh nhân dân. Nhờ sự quan tâm đặc biệt đó, cơ cấu kinh tế trong huyện chuyển dịch mạnh mẽ, chất lượng kết cấu hạ tầng được nâng lên, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào được cải thiện.

Nhiều hộ dân tộc thiểu số tại thị trấn Thanh Sơn (Sơn Động) trồng chè bát tiên có thu nhập cao.  Ảnh: Việt Hưng

Giữ vững khối đại đoàn kết

Trước thềm Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số huyện Sơn Động lần thứ II  (tháng 8 - 2014), Đảng bộ, chính quyền huyện Sơn Động tập trung phân tích, đánh giá kết quả nổi bật giai đoạn 2009 - 2014, đồng thời nhận thức rõ những hạn chế, tồn tại, đó là hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp ở mức độ thấp, đa số nông dân chưa mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. 

Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số đời sống còn khó khăn, vẫn còn hủ tục lạc hậu. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, nguy cơ tái nghèo cao. Trình độ dân trí không đồng đều. Nhận thức của một số cán bộ và người dân về công tác dân tộc chưa sâu sắc, toàn diện…

Giai đoạn 2014 - 2019, huyện Sơn Động hướng tới mục tiêu: Xây dựng các kế hoạch, dự án cụ thể thực hiện công tác dân tộc; nỗ lực thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững. Toàn huyện phấn đấu mỗi năm giảm 4 - 5% hộ nghèo, cận nghèo vùng dân tộc thiểu số; từng bước hình thành các trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học vùng dân tộc.

 Cùng đó, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân trong huyện chú trọng đổi mới công tác dân tộc, tập trung phát triển nguồn nhân lực trong đồng bào dân tộc thiểu số; củng cố hệ thống chính trị cơ sở, giữ vững khối đại đoàn kết; bảo đảm ổn định an ninh, quốc phòng. Trong hệ thống chính trị các cấp, nhất là hệ thống cơ quan hành chính của huyện bảo đảm tỷ lệ, cơ cấu hợp lý về cán bộ dân tộc thiểu số. 

Tiếp tục huy động các nguồn lực nâng cấp kết cấu hạ tầng. Bên cạnh đó, huyện Sơn Động quan tâm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc;  khuyến khích sử dụng trang phục dân tộc, dạy và nói tiếng dân tộc thiểu số ngay trong gia đình, thôn, bản và tại các trường học. Xây dựng chính sách ưu đãi nhằm thu hút cán bộ có tài năng, trí tuệ về công tác tại các vùng khó khăn.

Sơn Động phấn đấu đến năm 2019, toàn huyện có 99% thôn, bản có điện; 95% hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 85% các xã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông, Intenet đến thôn, bản.

                                                                                                                                  Nguyễn Quang Ngạn

                                                                                                                       (Chủ tịch UBND huyện Sơn Động)

Thứ hai, 20/05/2024

BẢN ĐỒ BẢN ĐỒ

 

TRUYỀN THANH SƠN ĐỘNG TRUYỀN THANH SƠN ĐỘNG

Slider ảnh Slider ảnh

THÔNG TIN TRỢ GIÚP THÔNG TIN TRỢ GIÚP

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 11,680
Tổng số trong ngày: 12,552
Tổng số trong tuần: 17,366
Tổng số trong tháng: 157,841
Tổng số trong năm: 1,007,170
Tổng số truy cập: 6,607,654