Xuất bản thông tin Xuất bản thông tin

Bắc Giang: Triển vọng mới trong phát triển du lịch, dịch vụ

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Đọc bài viết

(BGĐT) - Chúng tôi đến xã Tuấn Mậu , huyện Sơn  Động (Bắc Giang) vào một ngày cuối thu, bản làng với những ngôi nhà nhỏ bên dãy Tây Yên Tử ẩn hiện trong mây chiều. Vùng đất yên bình như được đánh thức khi tuyến ĐT 293 chạy qua cùng Khu văn hóa Du lịch tâm linh mới hình thành tại bản Mậu. Đây là cơ hội mới cho đồng bào dân tộc nâng cao dân trí, mở rộng giao thương. 

Du khách chinh phục rừng Tây Yên Tử

Giữ gìn bản sắc dân tộc

Nằm dưới chân núi Yên Tử, xã Tuấn Mậu có 507 hộ với hơn 2.800 khẩu gồm 8 dân tộc sinh sống, trong đó hơn 70% là đồng bào Dao. Do nằm ở khu vực xa trung tâm huyện, giao thông không thuận lợi, tập  quán canh tác lạc hậu, trình độ dân trí thấp nên Tuấn Mậu là xã đặc biệt khó khăn của huyện. Dù vậy song lề lối, tập tục của đồng bào ở đây luôn được gìn giữ. Ngoài tiếng nói và chữ viết, những phong tục đẹp như: Lễ cấp sắc, lễ cúng rừng, dệt và may trang phục dân tộc... vẫn được duy trì. 

Hàng năm, vào mùa xuân, người dân trong bản tổ chức lễ “cúng rừng” ở nhà già làng với lễ 

 nghi trang trọng. Vào buổi lễ, không khí ở bản vui như ngày hội, các chàng trai, cô gái trong trang phục truyền thống cùng cất lên những bài hát, điệu múa, tiếng kèn gọi bạn... rộn rã, tươi vui. Cấp sắc là một nghi lễ quan trọng đối với người đàn ông dân tộc Dao. Nghi lễ với các thủ tục độc đáo, được chuẩn bị công phu như: Lễ trình diện, khai đàn, thụ đèn, quan trọng nhất là cấp pháp danh cho người thụ lễ. Bên cạnh bảo tồn, gìn giữ những mỹ tục, nhiều hủ tục lạc hậu, nhất là ăn uống linh đình trong đám cưới, đám tang đã và đang được bài trừ. Ngày cưới cô dâu mang trang phục truyền thống dân tộc mình. 

Theo truyền thuyết, xưa Tuấn Mậu vốn là miền đất gái đẹp tiến vua. Nay, nhiều “mỹ nữ” nơi đây đã được gọi tên tại các cuộc thi sắc đẹp khu vực và quốc gia. Đơn cử như Bàn Thị Giảng đoạt giải “Người đẹp các tỉnh miền núi phía Bắc” những năm 90 của thế kỷ trước; Trịnh Thị Hằng -Á hậu cuộc thi “Người đẹp vùng Đông Bắc” tổ chức tại tỉnh Quảng Ninh năm 2002; Trịnh Thu Hương - “Người đẹp Hoa Cúc 

”đứng trong Top 10 cuộc thi “Người đẹp dân tộc năm 2010” tổ chức tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng)... Đây là niềm tự hào của người dân Tuấn Mậu, đặc biệt là phụ nữ.

Triển vọng mới

Bằng sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương, xã Tuấn Mậu đã đạt được nhiều thành quả trong phát triển kinh tế, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa các dân tộc. Dù là xã đặc biệt khó khăn song 5 năm qua lương thực bình quân đầu người của xã đạt 288 kg/năm, thu nhập bình quân đạt gần 8 triệu đồng/người, hộ nghèo giảm còn dưới 20%. 

Thi công tuyến đường vào Khu văn hóa tâm linh Đồng Thông xã Tuấn Mậu

Cuộc sống đồng bào các dân tộc trong ở xã hứa hẹn có nhiều thay đổi nữa khi địa phương nằm trong vùng quy hoạch Khu văn hóa Du lịch tâm linh Tây Yên Tử. Bản Đồng Thông là điểm dừng chân của khách du  lịch khi đến khám phá cảnh quan chốn thiêng Tây Yên Tử từ hướng Bắc Giang. Tuyến đường tâm linh chạy qua địa bàn xã nối quốc lộ 31 với Khu văn hóa Tâm linh Tây Yên Tử đang được xây dựng không chỉ tạo thuận lợi trong giao thương, phát triển kinh tế mà còn mở ra hướng mới cho người dân phát triển thương mại, dịch vụ. 

Ông Bàn Văn Minh, Chủ tịch UBND xã Tuấn Mậu cho biết: "Đón bắt thời cơ và những định hướng phát triển KT-XH của huyện, trong nhiệm kỳ này, Đảng ủy, UBND xã xác định đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, thương mại  dịch vụ với mục tiêu đến năm 2020 chiếm 40% tổng giá trị các ngành kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân từ 4-5%/năm, lao động qua đào tạo đạt hơn 30% và chắc chắn còn cao hơn khi Khu Văn hóa Du lịch tâm linh đi vào hoạt động". 

Ngoài những định hướng lớn trên, Tuấn Mậu tập trung cao bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá đồng bào các dân tộc, trước hết là xây dựng và quảng bá văn hoá dân tộc Dao bản địa. Cùng đó, định hướng “đi tắt, đón đầu” du lịch được khởi động bằng các đề án khôi phục Khu du lịch sinh thái Đồng Thông, thác.

 Ba Tia, Giếng Tiên, gò Đá Nứng... Riêng bản Mậu, nơi có truyền thuyết “làng mỹ nhân”, xã chủ trương xây dựng thành bản văn hóa đặc trưng, phát triển du lịch cộng đồng, thành lập đội văn nghệ tham gia quảng bá du lịch. 

Các sản phẩm phục vụ khách du lịch mang bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc được triển khai như: Duy trì nghề thêu, dệt thổ cẩm, bốc thuốc nam, bán cây dược liệu, sinh hoạt văn hóa tâm linh, phát triển dịch vụ, thương mại tạo dựng một số nghề mới làm đồ lưu niệm... 

Tuấn Mậu đang đứng trước những triển vọng mới trong việc phát huy tiềm năng, thế mạnh địa phương kết hợp với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc. Như lời Bàn Cường, già làng bản Thanh Chung nói với chúng tôi: “Nhờ Nhà nước đầu tư xây dựng đường giao thông, lại đưa cả du lịch tới với đồng bào, chắc chắn từ nay người dân nơi đây sẽ tiếp tục có những đổi thay”.

MỤC TIÊU ĐẾN NĂM 2020 XÃ TUẤN MẬU

40% là tỷ trọng tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ trên tổng giá trị các ngành kinh tế.

4-5% là tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân/năm.

30% là số lao động qua đào tạo và còn cao hơn khi Văn hóa Du lịch tâm linh đi vào hoạt động.

BGĐT

Chủ nhật, 28/04/2024

BẢN ĐỒ BẢN ĐỒ

 

 

TRUYỀN THANH SƠN ĐỘNG TRUYỀN THANH SƠN ĐỘNG

Slider ảnh Slider ảnh

THÔNG TIN TRỢ GIÚP THÔNG TIN TRỢ GIÚP

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 7,092
Tổng số trong ngày: 3,722
Tổng số trong tuần: 3,721
Tổng số trong tháng: 133,741
Tổng số trong năm: 815,619
Tổng số truy cập: 6,416,103