Tổng quan về Sơn Động

|
Lượt xem:

Sơn Động là huyện vùng cao của tỉnh Bắc Giang, cách trung tâm tỉnh lỵ 80 km về phía Đông Bắc; diện tích tự nhiên 860,56 km2 (chiếm 22% diện tích toàn tỉnh). Phía Bắc giáp các huyện Lộc Bình, Đình Lập tỉnh Lạng Sơn; phía Đông và phía Nam giáp các huyện Ba Chẽ, Thành phố Hạ Long và Thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh; phía Tây giáp các huyện Lục Nam, Lục Ngạn tỉnh Bắc Giang.

Bộ mặt nông thôn mới vùng cao có nhiều khởi sắc. Ảnh Xuân Thoả

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm 82,67% diện tích đất tự nhiên, độ che phủ của rừng đạt trên 71,8%, trong đó có Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên tử với hệ động thực vật phong phú có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với du lịch văn hoá tâm linh, lễ hội Chùa. Đồng - Yên Tử. Trên địa bàn huyện còn có một số tài nguyên khoáng sản như: quặng đồng ở các xã Giáo Liêm, Cẩm Đàn; quặng thiếc ở xã Vân Sơn và mỏ than Đồng Rì với trữ lượng ≈ 100 triệu tấn đang được khai thác, cung cấp than thành phẩm phục vụ hoạt động của Nhà máy Nhiệt điện Sơn Động với công suất 220MW.

   

 Toàn cảnh Nhà máy nhiệt điện Sơn Động. Ảnh Xuân Thoả   

Toàn huyện có 15 xã và 2 thị trấn với 124 thôn, bản, khu phố (trong đó có 14 xã đặc biệt khó khăn, 108 thôn đặc biệt khó khăn của xã vùng II); đã có 17/17 xã, thị trấn với 124 thôn bản có điện lưới Quốc gia. Dân số ≈ 7,9 vạn người (79.415 người) và 31 dân tộc cùng chung sống (trong đó dân tộc thiểu số chiếm 57%).

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước các cấp, cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Sơn Động đã phát huy truyền thống của Đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, chủ động vượt qua khó khăn thách thức của điều kiện tự nhiên và xã hội, khai thác có hiệu quả tiềm năng lợi thế vốn có, nhất là lợi thế về diện tích rừng và đất lâm nghiệp rộng lớn, vươn lên đạt được nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội.

Kinh tế tiếp tục tăng trưởng với tốc độ khá. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân năm 2022 ước đạt là 14,2%. Trong đó: Nông - lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,76%; công nghiệp - xây dựng tăng 19,55%; dịch vụ tăng 9,06%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực: Nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm 19,67%; công nghiệp - xây dựng chiếm 58,07%; dịch vụ chiếm 22,26%; thu nhập bình quân đầu người đạt 32,5 triệu đồng/người/năm, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng lên rõ rệt.

Phát triển kinh tế từ rừng  là thế mạnh của huyện Sơn Động 

Việc tiếp nhận và thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án đầu tư của Nhà nước thông qua chương trình 134, 135, các chương trình mục tiêu quốc gia, Dự án di dân tái định cư Trường bắn TB1, đặc biệt là Đề án giảm nghèo nhanh và bền vững dành cho 62 huyện nghèo theo tinh thần Nghị quyết 30a/2008 của Chính phủ, được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện Sơn Động từ năm 2009 đã đầu tư xây dựng và nâng cấp hàng trăm công trình phúc lợi phục vụ đời sống dân sinh, giúp cho diện mạo nông thôn miền núi có nhiều đổi mới, khởi sắc.

100% các tuyến đường liên xã, liên thôn được bê tông hoá.Ảnh Xuân Thoả

Các lĩnh vực văn hoá - xã hội tiếp tục có chuyển biến tiến bộ: Hệ thống mạng lưới, quy mô và loại hình trường lớp tiếp tục được củng cố và phát triển, tỷ lệ phòng học kiên cố đạt trên 95%, cao hơn mức bình quân chung của tỉnh, chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên, số học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng tăng đều qua các năm. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân, được tăng cường, Trung tâm Y tế huyện Sơn Động với quy mô 140 giường bệnh được đầu tư mở rộng, nâng cấp, cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế được quan tâm đầu tư; chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân được nâng lên, đội ngũ cán bộ  y tế được tăng cường cả về số lượng và chất lượng, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên hàng năm bằng 1,2%.

Trung tâm Y tế huyện được đầu máy chạy thân nhân tạo và nhiều thiết bị chức năng thăm dò hiện đại trong chuẩn đoán và điều trị. Ảnh Xuân Thoả

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” được các cấp, các ngành và nhân dân hưởng ứng tích cực, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội đã được đưa vào quy ước, hương ước của bản, làng, thôn, khu phố và được nhân dân đồng tình hưởng ứng, một số Lễ hội văn hoá truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc như: Hội hát Soong Hao tại khu vực 6 xã Cẩm Đàn, Hội hát Then khu vực Vân Sơn, Hội bơi chải khu trung tâm huyện; múa tắc Xình dân tộc Sán Chí; lễ cầu mùa, lễ cấp sắc dân tộc Dao. lễ hội xuống đồng dân tộc Tày, Nùng được khôi phục và duy trì hàng năm, tỷ lệ phủ sóng phát thanh đạt 95,4%, phủ sóng truyền hình đạt 90%.  An ninh chính trị, TTATXH luôn ổn định và thường xuyên được giữ vững.  

Lễ cấp sắc dân tộc dao được biểu diễn tại ngày hội.

Những thành tựu đó đã tạo thêm thế và lực mới, sức mạnh và niềm tin để nhân dân các dân tộc Sơn Động vững bước tiến lên, quyết tâm xây dựng quê hương giàu mạnh theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

 

Thứ sáu, 19/04/2024

BẢN ĐỒ BẢN ĐỒ

 

 

SƠN ĐỘNG QUA ẢNH SƠN ĐỘNG QUA ẢNH

TRUYỀN THANH SƠN ĐỘNG TRUYỀN THANH SƠN ĐỘNG

THÔNG TIN QUẢNG BÁ THÔNG TIN QUẢNG BÁ

Thống kê truy cập Thống kê truy cập

Đang truy cập: 6,568
Tổng số trong ngày: 311
Tổng số trong tuần: 20,142
Tổng số trong tháng: 84,941
Tổng số trong năm: 766,819
Tổng số truy cập: 6,367,303